Các giải pháp trí tuệ nhân tạo của Annalise.ai cho phép các bác sĩ lâm sàng xác định chính xác hơn những bất thường mà bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể bỏ lỡ. Điều này nhằm tạo điều kiện phát hiện và điều trị bệnh sớm hơn, rút ngắn thời gian đưa ra quyết định lâm sàng, giảm thời gian chờ đợi, hạ thấp chi phí, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Annalise.ai có trụ sở chính tại Australia và các chi nhánh tại Hà Lan, Anh, Mỹ, Việt Nam và Ấn Độ. Các giải pháp của startup này hiện đã được triển khai tới hơn 350 cơ sở y tế trên thế giới.
Việc triển khai AI vào các bệnh viện của Annalise đã mang lại sự cải thiện về độ chính xác trong chẩn đoán đối với nhiều nhóm người bệnh ở các quốc gia. Tại Australia, cứ 4 bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thì có 1 bác sĩ truy cập vào các giải pháp hỗ trợ ra quyết định của công ty công nghệ này.
Đáng chú ý khi Việt Nam là quê hương của anh em nhà Dimitry Tran và Aengus Tran - những người đồng sáng lập Harrison.ai - công ty đầu tư vào Annalise.ai.
Chia sẻ về sự kiện này, ông Dimitry Tran, đồng sáng lập công ty Harrison.ai kiêm Tổng Giám đốc Annalise.ai cho biết: “Khi hai anh em tôi đặt chân đến Australia, chúng tôi đã biết rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ có cơ hội đem thời gian và nguồn lực của mình đầu tư trở lại quê hương Việt Nam”.
“Tôi hy vọng rằng các công cụ của chúng tôi có thể được dùng như những “công cụ kiểm tra chính tả” cho các hình ảnh y tế, giúp các bác sĩ trên toàn quốc cải thiện việc chẩn đoán cũng như chăm sóc người bệnh trong nhiều năm tới”, ông Dimitry Tran nói.
Tại Việt Nam, vào tháng 12/2022, Annalise.ai cũng đã từng ký kết thỏa thuận hợp tác 3 bên với Viettel Solutions và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc về việc triển khai ứng dụng công nghệ AI trong chẩn đoán hình ảnh y tế.
Thế Vinh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Dùng AI hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tại bệnh việnHội thảo được tổ chức nhằm giới thiệu, triển khai, định hướng các giải pháp chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Qua đó, giúp ngành nông nghiệp tỉnh nhà và các địa phương trong tỉnh có những quyết sách, chỉ đạo, định hướng cho nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số vào quản trị, sản xuất, kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất, tạo đột phá phát triển cho ngành nông nghiệp tỉnh, cũng như nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho hàng hoá, nông sản Bình Phước.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh đã hình thành nền tảng dữ liệu số nông nghiệp phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, phát triển thương mại điện tử, dịch vụ nông nghiệp... Lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật đã xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung toàn tỉnh về các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng liên quan đến trồng trọt và bảo vệ thực vật, dịch hại và phân bón; triển khai cập nhật thường xuyên mã 5 số vùng trồng.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, tiến hành tiến hành báo cáo dịch bệnh động vật cấp tỉnh trực tuyến qua Hệ thống VAHIS do Cục Thú y xây dựng; sử dụng các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nghiệp vụ, lập bản đồ dịch tễ (Quantum Gis), báo cáo tình hình dịch bệnh động vật (Vahis).
Lĩnh vực lâm nghiệp đang triển khai ứng dụng hiệu quả các phần mềm: Quản lý động vật hoang dã (http://wl.globits.net); theo dõi, cập nhật diễn biến rừng (FORMIS); thống kê ngành lâm nghiệp (http://giamsatdanhgia.com/cms.nc/); theo dõi cháy rừng trực tuyến (http://watch.pcccr.vn/DiemChay).
Trước đó, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 363/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản” trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hoá trong việc thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản của tỉnh; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản của các tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp; góp phần tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cho nông sản của tỉnh.
Duy Khánh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Bình Phước hình thành nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, hỗ trợ dự báo nông sản